Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân ( sản xuất ra đồ lưu niệm,chế biến thực phẩm,xây dựng các cơ sở vật chất kỉ thuật …) làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội.
Tham gia tích cực vào quá trình phân phối,lại thu nhập quốc dân giữa các vùng.Hay nói một cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng ( thường thì các vùng phát triển mạnh du lịch lại là những vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập của người dân tại những vùng đó từ sản xuất là thấp).
Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội.Ngoài ra du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỉ thuật của du lịch quốc tế được hợp lý hơn.Vào trước và sau thời vụ du lịch,khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỉ thuật ấy vào phục vụ khách du lịch nội địa.Theo cách đó vừa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của du lịch nội địa,vừa tận dụng được cơ sở vật chất kỉ thuật.
Bên cạnh,nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang rất phát triển…kéo theo các ngành khác ,trong đó ngành du lịch phát triển rõ rệt nhất.(bằng chứng là một số nơi di tích –danh lam thắng cảnh đã được Thế Giới công nhận như biển Nha Trang,Vịnh Hạ Long,Phố cổ Hội An,…) nên được nhiều du khách đến thăm quan và nghỉ dưỡng.Số lượng khách đến Việt Nam vui chơi ngày tăng.Nhà hàng khách sạn cũng đua nhau mộc lên như nấm..và đua nhau trang bị hoàn chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.
Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét